Đăng nhập Đăng ký
0944404050 nhabaonguyenkhanh@gmail.com
Thời đi chợ không cần tiền mặt
  • Van Xuan
Thời đi chợ không cần tiền mặt
  • Kinh tế
  • Tin tức
  • Thị trường - Tiêu dùng
  • Tài chính
  • Chứng khoán
    • Trái phiếu
    • Cổ phiếu
  • Bất động sản
  • Văn hoá - giáo dục
  • Sức khoẻ
  • Công nghệ
  • Xe cộ
  • Giải trí
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Công nghệ
  • Thời đi chợ không cần tiền mặt

Thời đi chợ không cần tiền mặt

Ngày đăng: 05:47 AM, 23/01/2023 - Lượt xem: 368
Sáng 28 tháng Chạp, sau khi chọn được nải chuối đẹp giá 80.000 đồng, chị Vân lấy điện thoại quét QR treo ngay trên cành đào để thanh toán. Cứ như vậy, chị sắm đủ đồ thờ và thực phẩm dùng cho cả dịp Tết mà không cần tiền mặt.

Mua củ hành, mớ rau vài nghìn cũng quét mã

Không phải chỉ dịp Tết này, thói quen không dùng tiền mặt của chị Đỗ Thị Thanh Vân ở Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) đã duy trì gần 2 năm nay.

Chị tâm sự, tất cả các khoản thu nhập hàng tháng của vợ chồng chị đều được công ty chuyển vào tài khoản. Song trước kia, ngoài những khoản tiền cố định như điện, phí chung cư, tiền học phí cho con, cước điện thoại... chị chuyển khoản thanh toán, còn lại vẫn cầm thẻ ra cây ATM rút tiền mặt để chi tiêu sinh hoạt.

Khi dịch Covid-19 xảy ra, nhất là thời kỳ giãn cách xã hội, chị chuyển dần từ thói quen mua hàng trực tiếp qua mua hàng online nhiều hơn. Ở chợ chung cư, người bán ship hàng treo ở cửa, họ không nhận tiền mặt, chỉ nhận chuyển khoản thanh toán. Theo đó, số lần ra cây ATM rút tiền cũng ngày một ít hơn.

Nhiều người đi chợ bây giờ không dùng tới tiền mặt, khi thanh toán đều quét mã QR (Ảnh: Tâm An)

Sau dịch cuộc sống trở lại “bình thường mới”, ra chợ mua đồ ăn thức uống, phần lớn hàng quán đều dán QR code ngay trên quầy hàng để khách tiện quét mã thanh toán, một số hàng khác áp dụng chuyển khoản.

“Từ chị bán thịt lợn tới cô bán trái cây đều có QR code. Tôi chọn hàng xong chỉ mất khoảng 5 giây là thanh toán thành công". Bởi vậy, mua một cọng hành hay mớ rau 2.000-3.000 đồng giờ chị cũng quét mã trả tiền.

Cách đây không lâu, trên đường đi làm thấy chị hàng rong bán hoa thược dược đẹp, chị ghé vào mua một bó to hết 120.000 đồng. Đến lúc hỏi số tài khoản để thanh toán, chị bán hàng bất ngờ móc trong túi ra mẩu giấy in QR code rồi nói “quét cái này là được”. 

Tất cả đều có thể thanh toán online nên hơn một năm trở lại đây, chị Vân không còn phải ra cây ATM rút tiền mặt. “Thẻ ATM, ví tiền giờ đều nằm gọn trong tủ. Đi đâu tôi chỉ cần cầm theo smartphone là có thể mua đủ thứ. Không lo tiền lẻ, không cần chờ đợi chủ hàng đổi tiền để trả lại”, chị chia sẻ.

Tại Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cứ cách ngày, ông Hoàng Văn Tuấn lại chở vợ đi chợ mua đồ ăn. Vợ ông làm nhiệm vụ chọn mua đồ, ông Tuấn đi sau nhận trách nhiệm quét mã QR hoặc xin số tài khoản của chủ hàng để thanh toán.   

Ông Tuấn năm nay đã 65 tuổi, có một tài khoản ngân hàng để nhận lương hưu, đồng thời để các con thi thoảng chuyển tiền cho mình. Do đó, mọi chi khoản chi tiêu hàng ngày ông đều thanh toán online, đỡ mất thời gian đi rút tiền.

Ở các chợ truyền thống hay hàng quán đều có mã QR code cho khách thanh toán (Ảnh: Tâm An)

Hay như buổi sáng mua hai gói xôi chỉ 20.000 đồng, hoặc tô cháo 15.000 đồng ngay đầu ngõ, ông cũng có thể quét QR trả tiền. Mỗi lần đặt mua hàng online càng tiện hơn, shipper đều thích thanh toán không tiền mặt.

“Mới đầu thao tác còn chậm, nhưng giờ sử dụng nhiều lần thì quen rồi. Đi siêu thị mua hàng cũng quét QR code, ra chợ mua mớ rau con cá cũng chuyển khoản được. Rất tiện lợi”, ông nhận xét.

"Không còn mất thời gian đọc số tài khoản"

Bán thịt bò tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) những ngày cận Tết Quý Mão, chị Đinh Thị Lý tay thoăn thoắt thái thịt cho khách và rất ít khi phải tính tiền trả lại. Bởi, gần 80% lượng khách mua thịt bò của chị đều quét mã QR trả tiền. 

Chị Lý cho hay: “Trước là số tài khoản còn gần một năm nay chuyển qua mã QR. Khách mua hàng đứng quét mã cũng tiện, chị không phải nhớ và mất thời gian đọc số tài khoản cho từng người. Bà bán trứng bên cạnh chưa có QR thỉnh thoảng còn xin cho khách thanh toán nhờ”.

Chị Liên buôn bán ở chợ truyền thống được hơn 10 năm. Trước chị nghĩ buôn bán nhỏ thu tiền mặt cho nhanh. Nhưng giờ, đâu đâu cũng thanh toán online nên chị mở tài khoản ở ngân hàng và in mã QR cho “hợp thời”.

“Không chỉ nhận thanh toán online từ khách, hàng ngày đi nhập hàng tôi cũng cầm điện thoại quét mã trả tiền. Đôi khi không đến lấy trực tiếp được phải ship, tôi ngồi tại chợ chỉ vài cái chạm tay đã thanh toán thành công”, chị khoe.

Chỉ “buôn thúng bán mẹt” ở chợ gần nhà, nhưng trên gánh hàng rau của chị Lê Thị Huyền Trang cũng treo lủng lẳng tờ giấy nhỏ in mã QR code đã được ép plastic.

Theo chị, mớ rau lúc giá rẻ chỉ vài ba nghìn đồng, lúc đắt đỏ giá 10.000-15.000 đồng tuỳ loại tính ra không đáng là bao. Song, chị em đi chợ giờ không thích dùng tiền mặt, ai mua hàng cũng hỏi có thanh toán online không. Thành ra, nửa năm nay chị cũng “số hoá” khâu thanh toán để chiều lòng khách. 

Tiểu thương tại các chợ cho biết, xu hướng đi chợ không dùng tiền mặt tăng mạnh nên họ đều có QR code (Ảnh: Tâm An)

Ở các chợ truyền thống tại Hà Nội giờ đây, từ bà bán rau, thịt, cá cho đến cô hàng gạo, chị bán xôi… hầu như hàng nào cũng có mã QR code hay số tài khoản ngân hàng để khách tiện thanh toán. 

Dân buôn bán tại chợ cho biết, tỷ lệ thanh toán không tiền mặt khi mua hàng của khách lên tới 50-80% và xu hướng này tiếp tục tăng lên.

Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt giờ đây không chỉ phổ biến ở các trung tâm thương mại, siêu thị, mà tại chợ truyền thống các tiểu thương và người tiêu dùng cũng bắt đầu thích ứng với xu thế mới. Việc thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ giúp người kinh doanh tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý các giao dịch tiền mặt, hạn chế rủi ro mà còn tạo điều kiện để người tiêu dùng thanh toán thuận tiện, an toàn, chính xác.

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt chứng kiến mức tăng trưởng gần gấp đôi so với năm trước. Trong 11 tháng năm 2022, các giao dịch qua ví điện tử, ứng dụng và thẻ ngân hàng tăng 85% về số lượng và 31% về giá trị. 

Rất nhiều người trẻ thường có ví điện tử và một khoản tiền nhất định trong ví. Một thống kê của Ngân hàng Nhà nước, cho thấy, tổng số tiền của người dân trong 45 ví điện tử đang lưu hành lên đến 3.300 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ nhu cầu sử dụng ví điện tử nói riêng và thanh toán không tiền mặt nói chung của người dân ngày càng cao.

Các chuyên gia dự đoán, năm 2023 sẽ tiếp tục bùng nổ thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

Thực tế, việc tăng tốc số lượng điểm thanh toán đang là ưu tiên hàng đầu của các đơn vị tài chính công nghệ. Nhiều ngân hàng cũng đẩy mạnh hoạt động mở rộng số lượng các điểm thanh toán mới với nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn cho người dùng.

 

Theo Vietnamnet

Tin tức cùng danh mục

iPhone 14 Pro Max rớt giá mạnh, thấp nhất từ trước đến nay

iPhone 14 Pro Max rớt giá mạnh, thấp nhất từ trước đến nay

04:05 AM, 14/05/2023
Giá iPhone 14 Pro Max liên tiếp thiết lập mức đáy mới, thấp nhất từ trước đến nay. Chỉ trong nửa năm, smartphone của Apple mất giá gần 10 triệu đồng.
AQUA LẦN ĐẦU RA MẮT TỦ LẠNH VIEWFRESH VỚI 4 DẤU ẤN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

AQUA LẦN ĐẦU RA MẮT TỦ LẠNH VIEWFRESH VỚI 4 DẤU ẤN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

05:58 AM, 30/01/2024
Sở hữu những tính năng mới mẻ và đầy ấn tượng, AQUA ViewFresh được kỳ vọng là bước đột phá cho sự phát triển sản phẩm tủ lạnh nói riêng và điện máy nói chung.
Sự cố tuyến cáp quang biển APG được sửa vào tháng 2-2022

Sự cố tuyến cáp quang biển APG được sửa vào tháng 2-2022

04:13 AM, 28/12/2021
Theo các nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam, sự cố xảy ra trên tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway (APG) vào ngày 13/12/2021 sẽ được sửa từ ngày 2 đến 6/2/2022.
Nền tảng cung ứng nhân sự thời vụ từ Úc đã có mặt tại Việt Nam

Nền tảng cung ứng nhân sự thời vụ từ Úc đã có mặt tại Việt Nam

10:08 AM, 21/03/2023
Sau khi gọi vốn thành công 5 triệu USD, Weploy - startup cung ứng nhân sự thời vụ - chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam.
Tin tức xem nhiều
Ngành du lịch tận dụng chuyển đổi số để

Ngành du lịch tận dụng chuyển đổi số để "tự cứu lấy mình"

Đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô nội

Đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô nội

Những mức xử phạt giao thông tăng mạnh theo dự thảo mới

Những mức xử phạt giao thông tăng mạnh theo dự thảo mới

Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2018

Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2018

Giá trị dự án Cát Tường Western Pearl 2 tăng mạnh sau khi vận hành khu kinh tế đêm

Giá trị dự án Cát Tường Western Pearl 2 tăng mạnh sau khi vận hành khu kinh tế đêm

Mở bán đợt 1 “cháy hàng”, Cát Tường Western Pearl “dậy sóng” thị trường Hậu Giang

Mở bán đợt 1 “cháy hàng”, Cát Tường Western Pearl “dậy sóng” thị trường Hậu Giang

Dự án Cát Tường Phú Hưng: Khách Hàng Tranh Nhau “Xuống Tiền”

Dự án Cát Tường Phú Hưng: Khách Hàng Tranh Nhau “Xuống Tiền”

Edna Resort Mũi Né- Dự án hiếm hoi có pháp lý đủ điều kiện mua bán

Edna Resort Mũi Né- Dự án hiếm hoi có pháp lý đủ điều kiện mua bán

T. Bình Phước: Cát Tường Phú Hưng hội tụ lợi thế an cư và đầu tư lâu dài

T. Bình Phước: Cát Tường Phú Hưng hội tụ lợi thế an cư và đầu tư lâu dài

  • Kinh tế
  • Tin tức
  • Thị trường - Tiêu dùng
  • Tài chính
  • Chứng khoán
  • Bất động sản
  • Văn hoá - giáo dục
  • Sức khoẻ
  • Công nghệ
  • Xe cộ
  • Giải trí
   

 

THÔNG TIN TÒA SOẠN

© Copyright 2016 - Cung Cầu 24h - www.cungcau24h.vn

Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà báo Quốc Việt

® Cungcau24h.vn giữ bản quyền nội dung trên website này

Cungcau24h.vn không chịu trách nhiệm nội dung các trang được mở ra ở cửa sổ mới.

 

BAN BIÊN TẬP

Trụ sở : 23/5 đường 17, phường Hiệp Bình Chánh - Thủ Đức
Hotline: 0944404050

Quảng cáo: 0944404050
Email: trungviet09bld@gmail.com

Quản lý và vận hành bởi Công ty TNHH Vstar Media.

© Bản quyền thuộc về Cung cầu 24h.
Zalo Chat
Gọi ngay: 0944404050

!

Đăng ký thành công!

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.